CÁCH VỆ SINH ĐỒ GỖ - HƯỚNG DẪN LOẠI BỎ VÀ KHỬ MÙI HÔI TRONG ĐỒ GỖ NỘI THẤT

Hãy cùng Đức Tiến tham khảo một số cách vệ sinh đồ gỗ nhằm loại bỏ nấm mốc và khử mùi hôi cho nội thất trong nhà!


Việc sử dụng nội thất lâu ngày, đặc biệt là đồ gỗ, sẽ dễ dẫn đến tình trạng mối mọt, ẩm mốc,… Đây là vấn đề nan giải cho những người yêu nội thất bằng gỗ. Hãy cùng Đức Tiến tham khảo một số cách vệ sinh đồ gỗ đơn giản và hiệu quả nhất cho ngôi nhà của bạn.


1. Hạn chế đặt đồ gỗ ở môi trường có độ ẩm cao:

Sau khi trải qua những khâu chế biến phức tạp, gỗ sẽ có tính hút ẩm rất mạnh. Bởi thế, nếu chúng ta sử dụng nội thất gỗ trong môi trường có độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho sự sinh sôi của nấm mốc, đồng thời sinh ra những mùi hôi rất khó chịu, có thể gây các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn...
Để tránh trường hợp này, chúng ta nên đặt vị trí của đồ gỗ ở môi trường thoáng mát hơn, ở những nơi khô ráo, có khí lưu thông ra ngoài. Ngoài ra chúng ta cũng có thể  kê chân cao hơn so với sàn nhà khoảng 10 – 20 cm để không khí bên dưới có sự thông thoáng cũng như tránh tình trạng bụi bẩn bám vào bên dưới.    

2. Sử dụng ánh nắng mặt trời:

Việc sử dụng ánh nắng mặt trời là một phương pháp dân gian cực kỳ đơn giản vad hiệu quả. Khi đồ gỗ trong nhà bị ẩm mốc, chúng ta hãy phơi dưới trời nắng từ 4 – 5 tiếng, hoặc lâu hơn thì 1 – 2 ngày. Cần lưu ý trước khi phơi nắng cần phải rửa sạch bằng nước, đặc biệt không phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt, nên phơi ở nơi ánh nắng nhẹ, hoặc lấy một  tấm vải phủ lên bề mặt gỗ để phơi.

3. Các dung dịch chuyên vệ sinh đồ gỗ

Trong quá trình sản xuất, nếu gỗ không được xử lý kỹ càng, sẽ dẫn đến việc bốc mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn ẩn nấp bên trong phát triển mạnh, nhất là khi gỗ bị bỏ lại ở môi trường có độ ẩm cao trong một quãng thời gian dài.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, cách vệ sinh đồ gỗ đơn giản nhất là sử dụng dung dịch chuyên dụng. Sử dụng sản phẩm này trên sản phẩm gỗ (góc, cạnh, bên hông, phía dưới…) để đảm bảo toàn bộ bề mặt của chúng đã được làm sạch.

4. Dùng giấy chà nhám gỗ:

Đối với đồ gỗ hay bị nấm mốc, hãy đánh bóng lại bằng giấy chà nhám hoặc cát. Sau đó giữ nguyên trạng thái này và đặt đồ gỗ ở những nơi thoáng mát hoặc có nắng nhẹ  từ 2 – 3 ngày. Cách này sẽ làm giảm hơi ẩm bên trong gỗ và giúp chúng bốc hơi thoát ra ngoài nhanh hơn cũng như làm giảm mùi hôi do ẩm mốc. Sau đó sơn lại 2 – 3 lớp và nhớ chú ý chọn loại sơn an toàn cho sức khỏe.



5. Bã cafe hoặc than củi.

Với các nội thất gỗ, đặc biệt là cửa gỗ tự nhiên, thì rất dễ dàng làm sạch tất cả các vị trí. Nhưng nếu đó là một chiếc tủ nhiều ngăn hoặc tủ quần áo lớn thì khá khó khăn trong việc vệ sinh. Do đó chúng ta có thể sử dụng bã cà phê hay than củi, đặt vào bên trong các tủ và ngăn kéo.

6. Làm sạch vết màu, mực trên đồ nội thất:

Nếu bé con nhà bạn hay nghịch ngợm, vô tình tô những vết mực dầu lên đồ nội thất hoặc sàn nhà thì bạn cũng đừng nên quá lo lắng bởi lúc này, bạn hoàn toàn có thể làm sạch chúng. Đầu tiên bạn hãy bôi một ít kem đánh răng vào vết mực dầu và dùng khăn ẩm lau sạch lại.

7. Chống trầy xước gỗ

Đối với các loại gỗ quý như gỗ căm xe, gõ đỏ, giáng hương, bạn hãy áp dụng thử công thức sau: cho ½ chén giấm ăn với ½ chén dầu oliu vào một chén nhỏ và trộn đều, sau đó nhúng một miếng vải vào dung dịch trên và chà xát lên mặt gỗ. Các vết trầy xước sẽ bị đánh bay và vẻ bóng đẹp sẽ được trả lại như cũ.   

Với những chia sẻ trên, hy vọng quý khách sẽ tìm được cho mình một cách vệ sinh đồ gỗ thích hợp. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Đức Tiến để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng. 

Hotline Đức Tiến: 0903 666 014 - 0907 464 215 

Đăng nhận xét

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Hình ảnh chủ đề của Airyelf. Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget